Những xu hướng kỳ lạ của điện ảnh Hollywood trong năm 2021 - TrueID

Những xu hướng kỳ lạ của điện ảnh Hollywood trong năm 2021

Khắc Nguyễn (TrueID)December 25, 2021

Sau một năm đại dịch Covid-19 hoành hành, điện ảnh Hollywood năm 2021 chứng kiến nhiều xu thế lạ nhằm lôi kéo khán giả ra rạp.

2021 là một năm khó khăn của ngành công nghiệp điện ảnh khi các làn sóng Covid-19 mới thi nhau xuất hiện. Bức tranh hậu trường cũng phức tạp không kém khi nhiều hãng phim chuyển đổi sang hình thức phát hành song song trên nền tảng trực tuyến. Hậu quả là đạo diễn Christopher Nolan từ giã Warner Bros. hay Scarlett Johansson khởi kiện Disney. Còn trên màn ảnh, nhiều xu thế lạ lùng cũng xuất hiện nhằm lôi kéo khán giả khi cuộc chơi ngày càng trở nên khó đoán.

null

Các bom tấn châm chọc chuyện Timothée Chalamet thiếu cơ bắp: Timothée Chalamet là một trong những ngôi sao bùng nổ trong năm 2021. Cậu xuất hiện trong Dune, The French Dispatch, Don't Look Up và dẫn chương trình SNL, cũng như được chọn vào vai Willy Wonka trong bộ phim ca vũ nhạc Wonka (2023). Song, việc chàng diễn viên 26 tuổi không hề có chút cơ bắp nào nhưng vẫn góp mặt vào các bộ phim hành động lại bị chính tác phẩm "trêu chọc". Dune khởi đầu bằng việc Duncan Idaho (Jason Momoa) nhận xét cậu học trò Paul Atreides (Timothée Chalamet) dường như có thêm chút cơ bắp. Khi Paul hỏi lại: "Thật không?", Duncan lạnh lùng đáp: "Không". Đến The French Dispatch, lúc bà Krementz (Frances McDormand) bước vào nhà tắm, Zeffirelli (Timothée Chalamet) nói: "Xin hãy tắt đèn đi, tôi thấy xấu hổ vì cơ bắp của mình". Có vẻ như hai đạo diễn Denis Villeneuve và Wes Anderson đã thông đồng với nhau để "chơi khăm" tài tử.

null

Chris Pratt lồng tiếng mọi thứ: Chris Pratt từng có thời gian dài "ngụp lặn" với hình tượng mập mạp trong Parks & Recreation trước khi vụt sáng thành sao lớn qua Guardians of the Galaxy (2014). Thành công trong Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) và loạt phim Jurassic World giúp anh trở thành một trong những diễn viên đắt giá nhất Hollywood. Song, độ nổi tiếng của Pratt cũng đi kèm với scandal coi thường vợ cũ hay có mối quan hệ với các tổ chức chống cộng đồng LGBTQ+. Do đó, khán giả không khỏi phẫn nộ khi tài tử 42 tuổi được chọn lồng tiếng cho Mario trong tựa phim chuyển thể từ loạt game cùng tên ăn khách của hãng Nintendo và chú mèo Garfield. "Chris Pratt lồng tiếng mọi thứ" trở thành một ảnh chế nổi tiếng trên mạng xã hội đi kèm loạt chỉ trích của người hâm mộ.

null

Thiết bị thông minh tạo phản: Câu chuyện hệ thống máy tính trước sau gì cũng tạo phản được Hollywood khai thác nhiều lần qua loạt Terminator, Ex Machina (2014) hay series Black Mirror. Song, những bộ phim này chứa nhiều yếu tố đen tối và chỉ dành cho người lớn. Năm 2021, xu thế này chuyển hướng sang các bộ phim hoạt hình trẻ em như The Mitchells vs. The MachinesRon's Gone Wrong. Trong The Mitchells vs. The Machines, một CEO tham lam vô tình gây ra tận thế bằng cách thay hệ điều hành toàn diện (PAL). PAL tạo phản và dễ dàng chinh phục thế giới nhờ liên kết toàn bộ thiết bị gia dụng. Trong khi đó, Ron's Gone Wrong là hồi chuông cảnh báo khi mọi đứa trẻ được phụ huynh mua cho người máy hiện đại B-Bot đề bầu bạn. Người máy Ron (Zach Galifianakis) của Barney (Jack Dylan Grazer) bị hỏng nên thoát khỏi số phận trở thành cỗ máy giết người như số còn lại.

null

Những bộ phim ăn theo John Wick bùng nổ: Sau thành công vang dội của The Matrix, Keanu Reeves dường như không thể vượt qua cái bóng của chính mình. Song, ánh hào quang đã trở lại với anh khi John Wick (2014) ra đời. Tác phẩm lập tức gây tiếng vang nhờ xây dựng thế giới ngầm rộng lớn cùng phong cách hành động bạo lực, hạ sát đổi nhanh gọn thay vì màu mè như các bộ phim khác. Hiệu ứng của John Wick kéo theo nhiều bộ phim mang phong cách tương tự xuất hiện như Nobody của Bob Odenkirk. Phim do đạo diễn David Letich và biên kịch Derek Kolstad - hai cái tên gắn liền với John Wick - thực hiện. Lần lượt  Mary Elizabeth Winstead rồi Karen Gillan góp mặt trong hai "phiên bản nữ" là KateGunpowder Milkshake. Xtreme là câu chuyện mới nhất mang nhiều tương đồng John Wick và do Tây Ban Nha sản xuất.

null

Bom tấn thay đổi nội dung vì Covid-19: Đại dịch Covid-19 không chỉ khiến các dự án lớn phải dời lịch liên tục mà còn làm cho nhiều bộ phim phải thay đổi nội dung. Bị ảnh hưởng lớn nhất trong số này là No Time to Die của Daniel Craig. Tác phẩm phải dời hơn một năm và đội thêm hàng chục triệu USD kinh phí. Không những vậy, nhà sản xuất còn phải sửa nội dung ban đầu là một hiểm họa sinh học thành nanobots có tên Heracles để tránh liên tưởng đến đại dịch. Đạo diễn Miguel Sapochnik chia sẻ cái kết của Finch được thay đổi để không mang đến cảm giác tuyệt vọng, nhất là khi nhân vật Finch trong phim bị ốm nặng còn nam diễn viên chính Tom Hanks mắc Covid-19 ngoài đời thực. Tom Holland tiết lộ nội dung Spider-Man: No Way Home lẽ ra đã rất khác khi kế hoạch ban đầu là phim ra mắt sau Doctor Strange in the Multiverse of Madness (2022).

null

Những phần tiền truyện không cần thiết ra đời: Làm phim tiền truyện là một cách để nhà sản xuất "vắt sữa" các thương hiệu phim quen thuộc đến nhàm chán. Hồi tháng 5, Disney bất ngờ tung ra Cruella - bộ phim về nguồn gốc ác nhân cùng tên trong 101 chú chó đốm. Tác phẩm của Emma Stone được khen ngợi nhưng khán giả không tìm ra lý do gì để Disney thực hiện phim này. The Many Saints of Newark là phần tiền truyện của series nổi tiếng Sopranos, nhưng lại thất bại phòng vé vì chẳng ai quan tâm. Army of Thieves kể về nhân vật Ludwig Dieter (Matthias Schweighöfer) của Army of the Dead cũng không tạo được tiếng vang. Cuối cùng, The King's Man bị giới phê bình chê bai tơi tả vì không tạo ra được sự mới lạ nào cho thương hiệu Kingsman.

Tin liên quan:

>> Nhà sản xuất vận động 'Spider-Man: No Way Home' và Tom Holland tham gia Oscar
>> 'John Wick: Chapter 4' dời lịch đến năm 2023

Đọc thêm
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...