Công nghệ trẻ hóa diễn viên bằng kỹ xảo đang chiếm ngôi phim 3D - TrueID

Công nghệ trẻ hóa diễn viên bằng kỹ xảo đang chiếm ngôi phim 3D

Khắc Nguyễn (TrueID)July 26, 2021

Đầu thập niên 2010, công nghệ 3D bùng nổ mạnh mẽ, nhưng rồi nhanh chóng lụi tàn. Giờ đây, các nhà làm phim đang chuyển hướng sang việc trẻ hóa diễn viên cho các dự án bom tấn.

Từ những người tiên phong như Westworld (1973), Star Wars (1977) hay Toy Story (1995), kỹ xảo điện ảnh đã có bước tiến dài trong khoảng thời gian vô cùng ngắn và cho phép người đạo diễn theo đuổi trí tưởng tượng trên màn ảnh. Lúc này, hiệu ứng CGI hiện đại đến mức có thể trẻ hóa diễn viên đến hàng chục tuổi.

Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU) đã áp dụng tốt công nghệ này với Robert Downey Jr., David Harbour và Michael Douglas. Nhưng họ không phải là kẻ duy nhất. Lần lượt The Irishman (2019), IT: Chapter Two (2019) hay nhiều dự án khác cũng đã tận dụng thành công công thức này.

null

Trào lưu phim 3D do Avatar khởi xướng sớm trở nên bão hòa.

Nhiều người cho rằng việc trẻ hóa diễn viên không khác gì chiêu trò quảng cáo phim 3D - thứ từng thống trị màn ảnh rộng rồi biến mất không dấu vết. Các đạo diễn đã nỗ lực đưa 3D đến với công chúng nhưng hiếm khi thành công. Gần nhất, James Cameron mở ra kỷ nguyên mới khi biến hành tinh Pandora trở nên sống động hơn. Nhưng sau đó, yếu tố 3D bị khai thác một cách vô tội vạ và sớm trở nên bão hòa.

Song, công nghệ trẻ hóa có thể "sống" lâu hơn người tiền nhiệm. Lý do là nó không thay đổi cách khán giả xem phim. Với 3D, người xem buộc phải đeo một chiếc kính và chi thêm một khoản tiền nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất muốn "3D hóa" tác phẩm để kiếm thêm tiền và cần thuyết phục công chúng rằng việc rút thêm hầu bao là đáng giá.

Trong khi đó, trẻ hóa bằng kỹ thuật số không gây bất tiện cho người xem. Các hãng phim ít có khả năng sử dụng hiệu ứng một cách vô trách nhiệm như họ từng làm với 3D, và khán giả không phải đối mặt với sự lựa chọn giữa một bộ phim đắt tiền có công nghệ trẻ hóa và một bộ phim rẻ hơn mà không có nó.

null

Công nghệ 3D cho phép khai thác các cảnh hồi tưởng đáng giá.

Quan trọng hơn, công nghệ này gây tác động lớn đến câu chuyện trong phim. Tác phẩm có cơ hội khai thác thêm các cảnh hồi tưởng mà không cần lo lắng lớp hóa trang có thể thiếu thuyết phục. Gần nhất, Black Widow tận dụng triệt để điều này khi khám phá thời thơ ấu của Natasha Romanoff ở Ohio, Mỹ. Hay với The Irishman, quá trình trẻ hóa kỹ thuật số cho phép bộ phim theo chân một nhân vật trong khoảng thời gian kéo dài hàng chục năm mà không xảy ra bất cứ sự mâu thuẫn hình ảnh nào.

Song, các nhà làm phim đừng quá bận tâm liệu họ có làm được hay không, mà thay vào đó là có nên làm hay không. Tuy công nghệ này có tương lại xán lạn hơn 3D, nhưng các đạo diễn cũng không nên lạm dụng chuyện trẻ hóa. Bởi lẽ, thành phẩm có thể trở thành thảm họa nếu khâu xử lý hình ảnh không tốt. Đồng thời, việc thêm thắt cảnh hồi tưởng quá đà mà không có mục đích cụ thể cũng dễ khiến người xem chán ngán.

Đọc thêm
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...