Những phim Hollywood bị chính dàn diễn viên chê dở tệ - TrueID

Những phim Hollywood bị chính dàn diễn viên chê dở tệ

Khắc Nguyễn (TrueID)May 5, 2021

Nhiều diễn viên hoàn toàn hiểu chất lượng tác phẩm mà mình góp mặt và không mù quáng bênh vực chúng.

Một bộ phim dở hiếm khi là lỗi của diễn viên mà trách nhiệm thường thuộc về nhà sản xuất, đạo diễn hoặc biên kịch. Các ngôi sao đôi khi cũng không được quyền lựa chọn dự án, mà còn phụ thuộc vào các công ty đại diện hoặc hợp đồng kéo dài. Song, không phải vì thế mà họ không nhận thức được bản thân đang góp mặt trong một dự án dở tệ.

null

Dakota Johnson trong loạt 50 Shades of Grey (50 Sắc thái): Ngoài những cảnh tình dục nóng bỏng, loạt phim 50 sắc thái không mấy ấn tượng bởi nội dung tẻ nhạt và cách xây dựng nhân vật kém cỏi. Song, dàn diễn viên trong phim vẫn phải cố gắng hết sức để giúp thương hiệu đạt doanh thu cao tại phòng vé. Trong đó, nữ chính Dakota Johnson thể hiện sự bực tức với vai diễn rõ rệt hơn cả. Khán giả dễ dàng nhận thấy cô quá hiểu phần lời thoại của mình trong phim ngốc nghếch tới độ nào trên phim.

null

Michael Fassbender trong Assassin’s Creed (Sát thủ bóng đêm, 2016): Giống Warcraft (2016) ra mắt trước đó ít lâu, Assassin’s Creed là một tác phẩm dựa trên trò chơi thất bại ê chề khi ôm đồm quá nhiều điều, bất chấp sự góp mặt của dàn diễn viên tài năng và đạo diễn tên tuổi. Ngay sau khi tác phẩm ra mắt, Michael Fassbender đã bày tỏ nỗi thất vọng và nói đúng vào những điểm yếu của tác phẩm như cấu trúc kịch bản và nhịp độ. Màn trình diễn của tài tử X-Men là không thể khỏa lấp những lỗ hổng chết người ấy.

null

Sally Field trong The Amazing Spider-Man 2 (Người Nhện siêu đẳng 2, 2014): Một điểm chung giữa ba loạt phim Spider-Man chính là dàn diễn viên tuyệt vời. Sally Field là một lựa chọn tuyệt vời cho vai dì May không kém gì Rosemary Harris hay Marisa Tomei. Song, bà không ít lần bày tỏ sự không hài lòng với chất lượng loạt Siêu Nhện. Field chỉ nhận vai do một người bạn thân nằm trong ê-kíp sản xuất. Dù vậy, ngôi sao vẫn giữ thái độ chuyên nghiệp và mang đến màn kết hợp tuyệt vời với Andrew Garfield.

null

Robert Pattinson trong loạt The Twilight Saga (Chạng vạng): Nếu có ai đó ghét Twilight nhất, thì đó hẳn là Robert Pattinson. Tài tử không thích cả bộ tiểu thuyết gốc của Stephanie Meyer, nội dung câu chuyện, lẫn việc anh bị chê bai thậm tệ với vai Edward Cullen. Tuy nhiên, Pattinson lúc này vẫn là một diễn viên trẻ và góp mặt trong loạt phim chính là tấm vé giúp anh trở thành sao hạng A. Mỗi phần Twilight lại có một đạo diễn khác nhau, và bằng một cách thần kỳ nào đó, hãng Summit không thể tìm ra một cái tên đủ giỏi để giúp dàn diễn viên trẻ tiến bộ. Do đó, dù nỗ lực tới mấy, Robert Pattinson hay Kristen Stewart luôn bị Mâm xôi Vàng gọi tên hàng năm.

null

James Franco trong Your Highness (Hoàng tử trong mơ, 2011): Dàn sao Natalie Portman, Danny McBride và Joey Deschanel đều đồng ý rằng Your Highness là bộ phim đáng quên nhất sự nghiệp của họ. Nhưng James Franco thì đặc biệt cay đắng hơn cả. Ngôi sao loạt Spider-Man không ít lần lên tiếng chỉ trích bộ phim “chết não” này. Khi đọc kịch bản gốc, anh biết ngay tác phẩm sẽ là một thảm họa nên mang đến một màn trình diễn vô cùng hời hợt. Mỉa mai thay, vài câu đùa bỗng nhiên trở nên hài hước hơn với lối diễn bất cần của James Franco.

null

Megan Fox trong loạt Transformers: Mâu thuẫn giữa Megan Fox và Michael Bay trong quá trình thực hiện loạt Transformers không hề mới. Song, khán giả dường như chỉ lo chỉ trích mà ít khi quan tâm tới những gì cô đào nóng bỏng phát biểu. Rõ ràng, loạt phim của “ông hoàng cháy nổ” chỉ quan tâm tới phần kỹ xảo mà không hề để ý đến nội dung. Công bằng mà nói, Mikaela Banes của Fox là nhân vật được xây dựng và thể hiện tốt nhất trong những phần phim đầu tiên.

null

Dev Patel trong The Last Airbender (Tiết khí sư cuối cùng, 2010): Sau thành công với Slumdog Millionaire (2008), Dev Patel lập tức góp mặt trong dự án bom tấn The Last Airbender của đạo diễn M. Night Shyamalan. Song, bộ phim chuyển thể từ một trong những series hoạt hình đình đám nhất thập niên 2000 rốt cuộc lại là quả “bom xịt” nhạt nhẽo, dài dòng và gượng gạo. Dev Patel đã cố gắng hết sức để hoàn thành vai diễn. Song, anh cũng bày tỏ sự hối tiếc và thất vọng với tác phẩm này trong một bài phỏng vấn với The Hollywood Reporter năm 2016.

null

Channing Tatum trong G.I. Joe: The Rise of Cobra (Biệt đội G.I. Joe: Cuộc chiến Mãng xà, 2009): Bộ phim chuyển thể từ loạt đồ chơi của hãng Hasbro nhạt nhẽo tới mức chẳng ai nhớ đến chỉ vài năm sau khi ra mắt. Song, có một người sẽ chẳng thể nào quên được tác phẩm là Channing Tatum. Tài tử bị ép tham gia dự án khi lỡ đặt bút ký hợp đồng kéo dài ba phim từ buổi đầu sự nghiệp. Người xem dễ dàng nhận ra thái độ chán nản trong phim của ngôi sao Magic Mike. Nhân vật của anh cũng bị khai tử ngay trong phần phim sau để nhường chỗ cho Dwayne "The Rock" Johnson.

null

Bill Murray trong Garfield (2004): Bill Murray chỉ nhận lời tham gia bộ phim bởi nhầm tưởng biên kịch Joel Cohen là anh em nhà Coen danh tiếng. Phần hậu truyện Garfield: A Tail of Two Kitties (2006) là một thảm họa, còn Garfield cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Trên thực tế, cả hai tác phẩm nhạt nhẽo đến mức dòng phim người đóng kết hợp nhân vật hoạt hình bị Hollywood ngó lơ đến tận Sonic the Hedgehog (2020). Bill Murray hiển nhiên biết điều này và thể hiện điều đó thông qua phần lồng tiếng buồn thảm, thiếu sức sống.

null

George Clooney trong Batman & Robin (1997): Việc biến Người Dơi thành một siêu anh hùng mang phong cách hài hước như trong Batman & Robin là một sai lầm tai hại. Đến hiện tại, bộ phim vẫn bị xem là "điểm đen" của dòng phim siêu anh hùng. Và không ai nhận thức được điều này rõ hơn George Clooney. Ngôi sao điển trai biết rõ Batman & Robin sẽ thất bại ngay từ phút đầu, nhưng vẫn giữ sự chuyên nghiệp trên phim trường. Trong một cuộc phỏng vấn trên The Graham Norton Show, Clooney đã xin lỗi fan Batman vì lỡ phá hỏng nhân vật.

 

Đọc thêm
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...