Loạt phim từng đoạt giải Oscar nhưng bị ghẻ lạnh - TrueID

Loạt phim từng đoạt giải Oscar nhưng bị ghẻ lạnh

April 24, 2021

Dù nắm trong tay tượng vàng Oscar, một số tác phẩm lại bị giới phê bình hoặc khán giả thờ ơ, chê bai.

null

Blade Runner 2049 (2017): Blade Runner 2049 là phần hậu truyện xứng tầm với di sản mà tác phẩm viễn tưởng ra mắt năm 1982 của Ridley Scott để lại. Bộ phim tiếp nối hành trình của Rick Deckard (Harrison Ford) với những câu hỏi nhức nhối về nhân tính và ý nghĩa cuộc sống. Tác phẩm cũng là một kiệt tác về mặt hình ảnh khi ẵm hai giải Kỹ xảo Dựng phim xuất sắc. Song, Blade Runner 2049 có thời lượng quá dài, khiến ngay cả những người yêu điện ảnh nhất cũng phải e dè. Phim mở màn với vỏn vẹn 31 triệu USD trong tuần khởi chiếu, so với kinh phí hơn 150 triệu USD. Không thể phủ nhận đây là tác phẩm thách thức số đông công chúng.

null

Suicide Squad (2016): Việc Suicide Squad thắng giải Oscar Hóa trang & làm tóc xuất sắc khiến nhiều người ngạc nhiên. Khán giả sau đó có thể đùa rằng bộ phim tệ nhất nhì Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU) nay có nhiều tượng vàng hơn Taxi Driver (1976) hay The Shawshank Redemption (1994). Trái với trailer vui nhộn và bạo lực, tác phẩm của David Ayer chỉ là một mớ hỗn độn với nội dung rời rạc, tính cách nhân vật chắp vá và khiên cưỡng. Phim bị chính cộng đồng fan DC chỉ trích khi phá hỏng nhiều nhân vật nổi tiếng như Joker (Jared Leto) hay Deadshot (Will Smith).

null

Hugo (2011): Ngay cả đạo diễn Martin Scorsese cũng có lúc vấp ngã. Bộ phim phiêu lưu ra mắt năm 2011 của ông nhận tới 11 đề cử Oscar và ra về với 5 tượng vàng. Phim cũng nhận được vô số lời khen ngợi từ giới phê bình. Song, khán giả tỏ ra thờ ơ với Hugo tại phòng vé. Tác phẩm gây lỗ hơn 80 triệu USD khi chỉ đem về hơn 185 triệu USD, so với kinh phí sản xuất đắt đỏ tới 180 triệu USD.

null

The Iron Lady (2011): Có Meryl Streep đóng chính, Phyllida Lloyd làm đạo diễn, cùng nội dung xoay quanh một trong những nữ chính trị gia gây tranh cãi nhất lịch sử Anh quốc, The Iron Lady được xem là đối thủ nặng ký trên đường đua Oscar từ lúc chưa ra rạp. Thật không may, ngoài màn trình diễn ấn tượng của ngôi sao gạo cội, bộ phim bị chỉ trích vì đã "tẩy trắng" di sản gây chia rẽ của cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Dù thắng hai tượng vàng cho Nữ chính và Hóa trang & làm tóc xuất sắc, tác phẩm vẫn bị cả khán giả lẫn giới phê bình lên án dữ dội.

null

The Wolfman (2010): Trước Suicide Squad, The Wolfman thường xuyên bị đem ra làm ví dụ cho việc một tác phẩm dở tệ lại có nhiều tượng vàng hơn các bộ phim kinh điển. Được làm lại từ bộ phim kinh dị cùng tên năm 1941, The Wolfman gây thất vọng cả về nội dung lẫn diễn xuất. Phim bị khán giả ghẻ lạnh khi chỉ thu về 140 triệu USD, so với kinh phí sản xuất 150 triệu. Giới phê bình cũng chê bai tác phẩm này hết lời. Tuy nhiên, The Wolfman vẫn lên ngôi ở hạng mục Hóa trang & làm tóc xuất sắc tại lễ trao giải năm 2011.

null

The Hurt Locker (2009): The Hurt Locker được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất về cuộc chiến tranh Iraq. Vượt qua bom tấn Avatar (2009), tác phẩm của Kathryn Bigelow không chỉ thắng sáu giải Oscar, mà còn đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử một nữ đạo diễn giành được tượng vàng Đạo diễn xuất sắc. Song, khán giả Mỹ lại không quá mặn mà với bộ phim. The Hurt Locker chỉ được chiếu giới hạn tại một số rạp và chật vật hòa vốn với doanh thu phòng vé chưa tới 50 triệu USD.

null

The Wizard of Oz (1939): Mỉa mai thay, bộ phim từng được bình chọn là có sức ảnh hưởng bậc nhất lịch sử điện ảnh The Wizard of Oz lại là một thất bại phòng vé. Tác phẩm của Judy Garland bị khán giả ghẻ lạnh tới mức chỉ kiếm được 3 triệu USD, so với chi phí sản xuất 2,7 triệu USD. Bộ phim cũng nhận được nhiều đề cử tại Oscar năm 1940, nhưng thực tế chỉ có hai giải thưởng cho Nhạc nềnCa khúc trong phim xuất sắc.

Khắc Nguyễn
Bài viết do độc giả TrueID đóng góp

Tin liên quan:

 

null   null
Minh tinh Hàn Quốc được dự đoán sẽ giành giải Oscar   Những điều thú vị xoay quanh các đề cử Oscar 2021
Đọc thêm
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...