5 điểm đặc biệt trong 'Kỳ tích: Đứa trẻ ngốc' - TrueID

5 điểm đặc biệt trong 'Kỳ tích: Đứa trẻ ngốc'

Thủy Tiên (TrueID)March 11, 2022

Bên cạnh sức hút của dàn diễn viên, thành công của Kỳ tích còn đến từ những chi tiết được lồng ghép kỳ công.

Những cảnh đá bay nhân vật

Văn Mục Dã là đại diện tiêu biểu cho thế hệ đạo diễn mới sinh năm 1985, phim của anh không chỉ thể hiện tối đa phong cách cá nhân mà còn có những chi tiết nhỏ theo sát từng thời điểm trong phim.

Trong Tôi không phải thần y, Thành Dũng (Từ Trịnh) đuổi theo kẻ trộm thuốc Trương Vũ, khi thấy gần đuổi kịp, anh quyết định đá bay tên tóc vàng xuống đất.

null

Những cú đá vào lúc cấp bách khiến nhân vật trong tác phẩm của Văn Mục Dã trở nên chân thực hơn.

Cảnh gây cười này cũng xuất hiện trong Kỳ tích: Đứa trẻ ngốc. khi Uông Xuân Mai bị bắt nạt, xưởng trưởng Cảnh Hạo (Dịch Dương Thiên Tỷ) cũng dùng cách tương tự để đối phó với bọn côn đồ tới gây rối.

Yếu tố biểu tượng

Những chiếc điện thoại di động và nhà cao tầng là linh hồn xuyên suốt Kỳ tích: Đứa trẻ ngốc. Khán giả có thể nhìn thấy các thiết bị điện tử ở khắp mọi nơi, đây là nền tảng của Thâm Quyến - thành phố mới nổi bởi ngành công nghiệp công nghệ.

null

Thành phố làm cho cuộc sống mọi người tốt hơn, nhưng cũng cắt đứt mối liên hệ mật thiết mà chúng ta từng có.

Nhân vật Cảnh Hạo đi từ nhân viên sửa điện thoại đến người sáng lập một thương hiệu điện tử lớn. Hai nửa cuộc đời của cậu đồng thời cũng là hai mặt của thành phố. Dù tràn ngập cảm giác công nghệ, nơi đây có rất nhiều người nhỏ bé vô hình đang âm thầm chiến đấu. Công nghệ cao và người bình thường chưa bao giờ được hòa trộn với nhau. Sau khi xem phim, khán giả có thể hiểu rõ hơn khó khăn của những người khởi nghiệp tại Thâm Quyến - nơi có sự phát triển thần tốc.

Tòa nhà chọc trời nơi Cảnh Hạo làm việc giống như đầu nguồn của thành phố, một bên được xây dựng phồn hoa, một bên là núi non xanh biếc chưa được cải tạo.

Những người lao động

Thành phố càng phồn hoa, càng không thể tách rời những người dân lao động vất vả. Trong phim, Văn Mục Dã sử dụng hình ảnh ngôi làng rộng lớn và những đàn kiến ​​để phản ánh nỗi buồn của những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội.

Cuộc đời các nhân vật trong phim cũng là câu chuyện của người nhập cư tại Thâm Quyến. Ví dụ như Chung Bá, người rất thích xem Drawing Sword trong viện dưỡng lão thực ra là cựu chiến binh dẫm phải bom bị gãy chân. Lưu Hằng Chí và Trương Siêu là những người có cuộc sống tạm bợ, thâu đêm trong quán net. Nếu không có sự xuất hiện của người vợ kéo Lưu Hằng Chí ra ánh sáng, có lẽ cả hai vẫn đang sống cuộc đời vô nghĩa.

null

Dù trời mưa to, những người dân lao động vẫn tràn ngập hy vọng.

Cảnh Hạo và chú Lương là hình ảnh mẫu mực của nhiều công nhân nhập cư ở Thâm Quyến, họ làm việc bán thời gian cả ngày lẫn đêm, cố kiếm thật nhiều tiền để bản thân có cuộc sống hạnh phúc.

Những chú kiến ​​nhỏ không những không than phiền về sự bất công của cuộc đời mà ngược lại, dùng những hành động thiết thực để thay đổi hiện trạng tại xưởng container vô danh. Chính sự kiên trì đáng kinh ngạc và lòng dũng cảm không chịu khuất phục trước số phận đã giúp họ viết nên hết kỳ tích này đến kỳ tích huy hoàng khác.

Chi tiết hiện thực

Chủ nghĩa hiện thực, những tình tiết lay động lòng người là yếu tố không thể thiếu trong phim của Văn Mục Dã.

Trong phim, Cảnh Hạo cần tiền gấp để chữa bệnh cho em gái, cậu bất chấp nguy hiểm và bỏ qua an toàn lao động để làm thợ lau kính trên cao. Tuy nhiên, Văn Mục Dã không quá tập trung vào khó khăn của công việc này, anh chỉ thể hiện sự đối lập qua lăng kính nhỏ.

null

Người quản lý không mảy may đến điều đang diễn ra ngoài cửa sổ.

Trong lúc “người nhện” đang liều mình làm việc cật lực dưới nắng nóng thì những nhân viên văn phòng ngồi trong tòa nhà lâu nay đã quen với việc này, họ vẫn vô cảm, không hề bị ảnh hưởng.

Khi Cảnh Hạo tuyệt vọng trong cơn mưa và chặn xe của Lý Bình, cầu xin sự giúp đỡ, vị quản lý không những không đoái hoài, mà ngược lại còn chế nhạo anh. Cái nhìn thờ ơ của Lý Bình và nét dè dặt của Cảnh Hạo là sự tương phản rõ nét giữa giai cấp văn phòng và người lao động chân tay.

Tên phim

Tựa tiếng Anh của Kỳ tích: Đứa trẻ ngốc - Nice View vừa là cách viết ngược của tên Cảnh Hạo, cũng là nguồn cảm hứng cho tên thương hiệu sau này của anh

Cái tên mang theo may mắn đồng hành cùng Cảnh Hạo suốt chặng đường lập nghiệp. Nhiều năm sau, thương hiệu điện thoại di động do anh sáng lập cũng được đặt tên là "Good View Communication".

null

Dịch Dương Thiên Tỷ trở thành kẻ theo đuổi giấc mơ trong “Kỳ tích”.

Quay lại với tựa gốc, tên tiếng Trung của phim cũng có ý nghĩa tương tự. Khi thấy Cảnh Hạo mua hết kho điện thoại cũ, Lương Vĩnh Thành (Điền Vũ) cảm thấy bó tay và so sánh cậu giống như kẻ ngốc muốn dời núi. Nhưng tới cuối phim, Cảnh Hạo cùng những người lao động vô danh một thời ở Thâm Quyến đã thực hiện được ước mơ của mình, câu chuyện khép lại xứng đáng với tên Kỳ tích.

Kỳ tích: Đứa trẻ ngốc được thực hiện bởi đạo diễn Văn Mục Dã và biên kịch Ninh Hạo, với sự tham gia của Dịch Dương Thiên Tỷ, Trần Cáp Lâm, Điền Vũ, Vương Lệ Hàm. Trong phim, Cảnh Đồng (Cáp Lâm) mắc bệnh tim bẩm sinh. Cảnh Hạo (Dịch Dương Thiên Tỷ) đến Thâm Quyến (Trung Quốc) tìm cơ hội lấy chi phí phẫu thuật cho em gái, nhưng lại nhận về tổn thất nặng nề. Dưới áp lực kép về thời gian và tiền bạc, hai anh em vừa cố gắng, vừa chờ đợi một kỳ tích xuất hiện.

Tin liên quan:

>> ‘Kỳ tích' dẫn trước doanh thu 'Thủy Môn Kiều' ba ngày liên tiếp

>> 5 phim Hoa ngữ hấp dẫn lên sóng tháng 3

null

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...