Vì sao phim kinh dị Việt chưa thật sự bùng nổ? - TrueID

Vì sao phim kinh dị Việt chưa thật sự bùng nổ?

Khắc Nguyễn (TrueID)February 20, 2022

Dù ra mắt nhiều tác phẩm mỗi năm, dòng phim kinh dị Việt Nam vẫn chưa thể đuổi kịp các quốc gia khác trong khu vực.

Như nhiều quốc gia Á Đông khác, người Việt Nam coi trọng các tín ngưỡng và chuyện tâm linh. Dòng phim kinh dị nhờ đó mà có chỗ đứng nhất định trong lòng khác giả. Các nhà làm phim Việt cũng cho ra đời không ít tác phẩm thuộc đề tài này mỗi năm. Song, ngoại trừ một vài điểm sáng hiếm hoi như Mười (2007), Lời nguyền huyết ngải (2012) hay Đoạt hồn (2014), phim kinh dị nước nhà chưa thể tạo được sự bùng nổ, thậm chí bị coi là thua kém xa nếu so với các quốc gia khác.

Kinh dị là hướng đi an toàn

So với những thể loại khác, kinh dị có kinh phí sản xuất thấp hơn và dễ dàng sinh lời. Ví dụ điển hình chính là Paranormal Activities (2007) khi quá trình thực hiện, quảng bá chỉ tiêu tốn khoảng 215.000 USD, nhưng bộ phim mang về gần 200 triệu USD. Các phần phim thuộc thương hiệu này chưa bao giờ có kinh phí vượt quá mốc 10 triệu USD. Trong khi đó, những phim xếp vào hàng bom tấn như loạt The Conjuring cũng chỉ nằm ở mức 40 triệu USD - con số không đáng là bao so với hàng trăm triệu USD của thể loại hành động, giả tưởng hay viễn tưởng.

null

Phim kinh dị dễ dàng thu lợi nhuận nhờ kinh phí thấp.

Bên cạnh đó, khán giả Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung rất thích các đề tài tâm linh, huyền bí. Nhiều nền điện ảnh khác trong khu vực dần đi lên từ dòng phim kinh dị như Nhật Bản với Ringu (1998) và Ju-On (2000), Hàn Quốc có The Wailing (2016), Thái Lan có Tình người duyên ma (2013) hay Chuyện ma lúc 3 giờ sáng (2018). Ở Việt Nam, nhiều tác phẩm thuộc đề tài này đạt doanh thu cao như 12 tỷ đồng sau bốn ngày của Đoạt hồn hay gần nhất là 53 tỷ đồng sau bốn ngày của Chuyện ma gần nhà.

Xem miễn phí bộ phim Chuyện ma lúc 3 giờ sáng tại đây

Trên thực tế, phim kinh dị Việt có lợi thế nhất định nhờ phần bối cảnh phong phú. Nhiều tác phẩm đặt trong những căn nhà ma ám nổi tiếng Đà Lạt như Quả tim máu (2014), Lời nguyền gia tộc (2017) hay Đôi mắt âm dương (2020). Cô hầu gái (2016) chọn một căn biệt thử cổ giữa rừng cao su, Thang máy (2020) đặt trong một bệnh viện bỏ hoang với các phòng ốc nhuốm mùi tử khí, còn Chuyện ma gần nhà lại diễn ra đa số địa điểm xưa cũ, xập xệ của Sài Gòn. Song, ít phim nào tận dụng được thế mạnh này.

Kỹ thuật hù dọa cũ kỹ

Một trong những điểm khiến phim kinh dị gây ấn tượng với khán giả chính là tận dụng được bóng tối và hệ thống âm thanh của rạp chiếu phim. Song, đa số phim Việt lại lạm dụng yếu tố này. Hầu hết các tác phẩm đều sử dụng hiệu ứng jump-scare và âm thanh lớn để khiến người xem giật mình. Những tình tiết này có hiệu quả lúc đầu, nhưng ngày càng trở nên nhàm chán khi ai nấy đều biết lúc nào bóng ma nhảy thẳng vào màn hình.

null

Phim kinh dị Việt có phần hù dọa còn rập khuôn, dễ đoán.

Trong khi đó, các bộ phim Hàn Quốc hay Nhật Bản thường tạo được các trường đoàn căng thẳng kéo dài và bầu không khí đáng sợ khi nhân vật tưởng thoát nhưng cuối cùng vẫn bỏ mạng. Phần hóa trang cũng là một thứ khiến người xem ngao ngán. Dễ dàng nhận ra ma trong phim Việt thường rất xinh đẹp rồi sẽ để lộ gương mặt biến dạng. Song, đa phần chẳng hù dọa được ai vì quá giả tạo. Gần nhất, Chuyện ma gần nhà có bước tiến về mặt kỹ thuật nhưng lại nhồi nhét quá nhiều ma quỷ không cần thiết.

Kịch bản là điểm yếu chí mạng

Điểm chung của phim kinh dị Việt là đưa nhân vật chính đến bối cảnh mới và khám phá các sự kiện rùng rợn tại nơi này. Song, cách mà đối mặt với nỗi sợ lại quá rập khuôn, nhàm chán. Ai nấy cũng đều nhìn thấy các ảo ảnh đáng sợ vào ban đêm rồi tỉnh dậy vào sáng hôm sau và "quên mất" mọi thứ. Các tác phẩm thường kết thúc với một bi kịch gì đó mà khán giả có thể dễ dàng đoán biết từ đầu. Thời lượng giữa còn lại nhồi nhét hù dọa liên miên nhằm tạo hiệu ứng mà không cần biết có hợp lý hay không.

null

"Thất sơn tâm linh" trở thành thảm họa sau khi cắt gọt.

Số tác phẩm kinh dị khác thì lại dùng yếu tố hài hước hay cảnh nóng để câu khách. Bệnh viện ma (2016) hay Nhà không bán vừa qua có những cảnh "tấu hài" không hề ăn nhập nội dung và làm loãng tổng thể phim. Lời nguyền gia tộc hay Bóng ma học đường (2011) thì thêm vào hàng loạt cảnh nóng chẳng hề có mục đích gì. Diễn xuất của nhiều diễn viên cũng chưa khắc họa được nỗi sợ cần thiết và thuyết phục được khán giả trước loạt sự kiện rùng rợn đang diễn ra. 

Xem miễn phí bộ phim Thang máy tại đây

Cuối cùng, khâu kiểm duyệt cũng khiến nhiều bộ phim kinh dị bị ảnh hưởng. Thiên linh cái là trường hợp điển hình khi phải trải qua quá trình cắt gọt kéo dài và biến thành tác phẩm hoàn toàn mới. Nhà sản xuất đành đổi luôn tên phim thành Thất sơn tâm linh (2019). Cách đây vài năm, Rừng xác sống (2014) là phim Việt đầu tiên về thể loại zombie nhưng bị cấm vì "quá ghê rợn". Nhiều tác phẩm chọn cái kết rằng tất cả chỉ là giấc mơ để né kiểm duyệt.

Lối đi nào cho phim kinh dị Việt?

Bên cạnh những bộ phim theo công thức nhàm chán, kinh dị Việt cũng có nhiều điểm sáng như Dream Man (2018) nói về nỗi ám ảnh khi kết bạn trên mạng xã hội, Chuyện ma gần nhà khai thác truyền thuyết đô thị (urban legend) của Việt Nam hay Người bất tử (2018) làm về người bất tử. Tuy chất lượng vẫn còn phải bàn cãi nhưng chúng bước đầu cho thấy sự sáng tạo của các nhà làm phim. Việc Chuyện ma gần nhà không bị cắt cũng là tín hiệu đáng mừng về khâu kiểm duyệt.

null

"Bóng đè" là dự án đầy hứa hẹn của Lê Văn Kiệt.

Sắp tới, Bóng đè của Lê Văn Kiệt là phim đầu tiên khai thác hiện tượng bóng đè và hứa hẹn sẽ làm nên chuyện. Người lắng nghe lời thì thầm cho thấy một câu chuyện có nhiều nút thắt cùng những màn hù dọa chất lượng. Trong khi đó, dòng phim xác sống của Việt Nam bắt đầu manh nha trở lại khi dự án Lost in Mekong Delta đăng tuyển diễn viên. Có thể thấy, phim kinh nước nhà đang có những bước đầu chuyển mình và có thể lấy lại niềm tin của khán giả.

Tin liên quan:

>> Hồng Anh Kichii cùng dàn sao Hà Nội dự suất chiếu đặc biệt của 'Spider-Man: No Way Home'
>> Phim kinh dị đầu tiên về bóng đè của Việt Nam tung trailer lạnh gáy

null

Đọc thêm
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...