‘Tòa án vị thành niên’: Không khoan nhượng với tội ác của trẻ vị thành niên - TrueID

‘Tòa án vị thành niên’: Không khoan nhượng với tội ác của trẻ vị thành niên

Phương Phi (TrueID)March 6, 2022

Tòa án vị thành niên khắc họa nhiều thực trạng bức bối của trẻ vị thành niên ngày nay, đồng thời chủ trương không khoan nhượng với tội ác chúng gây ra. Tuy nhiên, gia tăng hình phạt dường như không phải là giải pháp tốt nhất giúp trẻ em độ tuổi này nhận ra lỗi lầm.

Hôm 25/2, Netflix phát hành loạt phim Juvenile Justice (Tòa án vị thành niên) thuộc đề tài tâm lý tội phạm, luật pháp. Sau gần một tuần ra mắt, series hiện nắm giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng Netflix Việt Nam.

Bộ phim lấy bối cảnh khi Hàn Quốc phải đối mặt với vô số vụ án hình sự do bê bối và tâm lý sốc nổi của trẻ vị thành niên. Trong khi luật pháp tỏ ra khiêm nhường trước hình phạt cho trẻ em dưới 14 tuổi, dân chúng lại vô cùng phẫn nộ, liên tục biểu tình đòi tăng hình phạt cho trẻ sắp và đang ở tuổi vị thành niên. Thẩm phán Sim Eun Seok (Kim Hye Soo) là một người vô cùng căm ghét đám trẻ này. Chị cho rằng chúng ranh ma hơn những gì người bình thường suy nghĩ và cũng bướng bỉnh, có nguy cơ tái phạm tội cao hơn. Trong hành trình được bổ nhiệm làm thẩm phán tại tòa án dành riêng cho trẻ vị thành niên, chị đã dùng cách riêng của mình để áp chế và khai sáng nhiều vụ án bí ẩn. 

Pháp luật bị xem nhẹ và thực trạng không chỉ ở trên phim

Theo luật pháp Hàn Quốc, trẻ em từ đủ 14 đến 18 tuổi sẽ phải tự chịu trách nhiệm pháp lý dưới sự phán xét của Tòa án vị thành niên. Hình phạt nặng nhất là phải chịu quản chế trong vòng 20 năm và đeo vòng điện tử theo dõi khi được ra trại tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Với trẻ vị thành niên tại Hàn Quốc, các tệ nạn như bạo lực học đường, mua thành tích hay lạm dụng tình dục đã không còn quá xa lạ và nhiều lần được phản ánh qua phim ảnh. Song, dường như sự nương tay của pháp luật, xem tội lỗi của chúng là vô tình, qui đa số trách nhiệm lên người giám hộ đã khiến trẻ em độ tuổi này quan niệm: “À, thì ra pháp luật cũng không đáng sợ đến thế”.

Tòa án vị thành niên khắc họa tổng cộng năm vụ án, duy chỉ bốn trong số đó là bị cáo bị trừng trị thích đáng. Điều này cho thấy nhiều bất cập vẫn còn tồn tại, dù thực tế, vẫn có rất nhiều thẩm phán chính trực như Sim Eun Seok. 

null

Sim Eun Seok đại diện cho cái nhìn răn đe với trẻ vị thành niên.

Đáng chú ý là các vụ án trong phim đều được làm lại từ sự kiện có thật, đặc biệt là vụ án giết người rồi chặt xác một học sinh tiểu học từng gây rúng động Hàn Quốc năm 2017. Một nữ sinh 16 tuổi họ Kim đã dụ dỗ một cô bé tiểu học 8 tuổi về nhà và hứa rằng sẽ cho em gọi điện thoại cho mẹ. Tuy nhiên, Kim cuối cùng lại siết cổ cô bé đến chết rồi chặt xác ra từng phần nhỏ, ném lên sân thượng. Trong suốt quá trình gây án, Kim liên tục nhắn tin cho Park để khoe chiến tích, điều này chứng tỏ cả hai đã lên kế hoạch trước cho hành vi của mình. Vụ án được xét xử trong vòng 2 năm và Kim lãnh án 20 năm tù, Park 13 năm tù. Dẫu vẫy, cả hai đối tượng đều tỏ ra bình thản trước tội ác của mình.

Trách nhiệm nằm ở chính trẻ vị thành niên rồi mới đến cha mẹ và pháp luật

Từ trước đến nay, mỗi khi trẻ em mắc lỗi, trách nhiệm đều sẽ được quy lên người giám hộ vì đã không nuôi dạy chúng kỹ càng. Tuy nhiên, đối với Sim Eun Seok, chị căm ghét trẻ vị thành niên và cho rằng chúng hoàn toàn đủ khả năng chịu trách nhiệm, "Phải cho chúng thấy pháp luật đáng sợ. Dạy chúng rằng nếu làm hại người khác thì sẽ phải trả giá". 

Phim mới của "chị đại ngực khủng nhất showbiz Hàn" khiến netizen rần rần vì  tố cáo vấn nạn nghiêm trọng của Hàn Quốc về trẻ vị thành niên

Phần lớn những đứa trẻ phạm tội đều không được nhận đủ sự quan tâm từ gia đình.

Dẫu vậy, đa số những đứa trẻ lầm đường lạc lối đều không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình. Đa số đều phải chịu cảnh bị bỏ rơi, bạo hành. Điều này khiến chúng bị tổn thương, thiếu thốn tình cảm trầm trọng, vô tình phải tạo nên vẻ ngoài gai góc, ức hiếp người ngoài để không ai có thể khiến mình tổn thương. Tất nhiên, một đứa trẻ không chỉ tiếp xúc với mỗi gia đình mà yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, gia đình vẫn là nền tảng quan trọng nhất, giúp trẻ em hình thành thế giới quan, biết phân biệt phải trái.

Thực chất, cái nhìn của nữ thẩm phán không hề phiến diện, mà nó bắt nguồn từ nỗi đau mất con trong quá khứ chỉ vì hai cậu bé tiểu học cố tình thả gạch từ sân thượng xuống. Vì chỉ mới 11 tuổi, thẩm phán kết án hai đứa trẻ chỉ ngộ sát. Để rồi khiến chúng tái phạm vô số tội ác, do không nhận ra lỗi sai của mình. Vậy, trách nhiệm ở đây còn nằm ở sự thiếu cân nhắc và lỏng lẻo của pháp luật.

Trừng phạt không phải là giải pháp

Có nhiều lý do khiến một đứa trẻ suy nghĩ thiếu chín chắn và phạm sai lầm. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải có ai đó giúp chúng nhận ra lỗi sai và đó chính là vai trò của pháp luật. Trong bối cảnh mà Tòa án vị thành niên khắc họa, hàng loạt bê bối của trẻ vị thành niên đã khiến người dân cũng như chính phủ bức xúc, mong muốn gia tăng hình phạt nặng nề hơn cho chúng. Tuy nhiên, liệu rằng trừng phạt có phải là giải pháp tốt nhất? Sau khi chúng chịu phạt xong thì điều gì sẽ xảy ra, đó hoàn toàn là một câu chuyện khác.

Kim Hye Soo, Kim Moo Yeol, Lee Sung Min, And Lee Jung Eun Transform Into  Very Different Judges For Upcoming Legal Drama – K-Pop

Thẩm phán Kang Won Joong tin rằng gia tăng hình phạt không phải là giải pháp triệt để.

Như thẩm phán trưởng Kang Won Joong (Lee Sung Min) đã đề cập, một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng các biện pháp trừng trị nặng nề chỉ khiến tỷ lệ trẻ vị thành niên lách tội và tái phạm cao hơn. Vấn đề lớn nhất mà Hàn Quốc đang mắc phải chính là lỗ hổng trong hệ thống pháp lý và cơ sở vật chất, nhân công trong các trại cải tạo. Chính những điều này đã khiến trẻ vị thành niên có cái nhìn phiến diện, bi quan về cuộc sống đúng đắn vì chúng quá khổ cực, bất công. Đồng thời, các biện pháp quản giáo không phù hợp cũng chỉ khiến trẻ không giác ngộ ra lỗi sai, nuôi thêm tâm lý thù hận, tiêu cực. Vì vậy, truyền bá giáo dục trong xã hội và cải thiện hệ thống pháp luật mới chính là điều thiết yếu.

Đối với một tác phẩm mang đề tài “nặng đô” như Tòa án vị thành niên, chắc chắn sẽ có nhiều điều để bàn luận. Với đề tài cũ nhưng hướng tiếp cận mới lạ, tác phẩm phần nào đánh dấu màn trở lại thành công của minh tinh Kim Hye Soo. Trong một xã hội phát triển nhanh như ngày nay, bộ phim còn giúp khán giả hiểu thêm về luật pháp và có cái nhìn thực tế hơn về trẻ vị thành niên.

Tin liên quan:

>> Nữ diễn viên 9X đóng vai cậu bé 13 tuổi trong 'Tòa án vị thành niên'
>> ‘Con là bố, bố là con’: Khi người cha học cách thấu hiểu con cái

null

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...
Loading...